Dịch vụ thám tử tư có tác dụng tích cực như đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, do đó cần được pháp luật thừa nhận
P/V: Ông đánh giá như thế nào về hoạt động của nghề thám tử tư hiện nay?
-Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Cung cấp thông tin và Truyền thông K&K Accord (K&K Accord):
Nghề thám tử tư ở Việt Nam là một ngành nghề đặc thù xuất hiện từ khá lâu, khoảng từ 1995 và thực sự nở nở rộ trong vài năm gần đây. Các công ty thám tử đều quảng cáo rầm rộ với nhiều lĩnh vực, kiểu gì cũng “moi” ra được nhưng thực tế chủ yếu dựa vào các dịch vụ: theo dõi ngoại tình, “bắt ghen”, giám sát con cái… Trước tình hình “cung vượt cầu”, nhiều công ty thám tử tỏ ra đuối sức, hoạt động cầm chừng. Một số công ty vì nhiều lý do khác nhau, trong đó do tổ chức nhân sự và quản trị điều hành không tốt, cộng thêm khâu marketing không được đầu tư bài bản nên hoạt động không hiệu quả dẫn đến giải thể hoặc chuyển sang ngành nghề khác.
P/V: Theo ông nhu cầu về cung cấp thông tin (thám tử tư) là nhu cầu có thật?
– Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc K&K Accord:
Nhu cầu về mặt thông tin ở bất cứ xã hội nào, cá nhân nào cũng rất cần thiết, đặc biệt khi những thông tin đó liên quan đến quyền lợi, uy tín, danh dự của họ hoặc những người liên quan.
Tuy nhiên, do nghề thám tử tư ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, những người có nhu cầu thực sự còn nghi ngại về hiệu quả, giá cả và đặc biệt là tính bảo mật thông tin nên họ chưa thực sự yên tâm khi tìm đến dịch vụ này.
P/V: Có một thực tế là không ít công ty thám tử đã không chú trọng đến việc đào tạo, giáo dục nhân viên về đạo đức nghề nghiệp nên nhiều thám tử tư đã “bán mình cho quỷ”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
-Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc K&K Accord:
Đây là một thực tế diễn ra khá lâu. Chính vì sự dễ giãi trong công tác quản lý đã tạo điều kiện cho nhân viên mình “bắt cá hai tay”, tức vừa nhận tiền của khách hàng sau đó âm thầm tiếp cận, gạ gẫm, gợi ý bán thông tin cho bên bị theo dõi để ăn hai đầu. Thậm chí có trường hợp khi đã có thông tin từ người bị theo dõi, các “thám tử” đã dùng những thông tin này để khống chế, đe dọa nhằm thu lợi bất chính. Đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp vừa vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
P/V: Ông có dám chắc tại K&K Accord không xảy ra vấn nạn trên?
-Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc K&K Accord
Tôi không dám nói chắc 100% toàn bộ nhân viên không có “vấn đề” nhưng tôi khẳng định từ trước đến nay chưa có một khách hàng nào phàn nàn về vấn đề này.
Trong khi đó, tại K&K Accord, ngoài đào tạo nghiệp vụ chuyện môn, công ty luôn chú trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên và xem đó là công việc thường xuyên. Ngoài ra, công tác giám sát, điều tra nội bộ của K&K Accord cũng hết sức chặt chẽ. Bất cứ cán bộ, nhân viên nào có dấu hiệu của hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, dù là nhỏ nhất, lập tức bị đình chỉ công tác và xử lý nghiêm. K&K Accord luôn trung thành tôn chỉ: Không nhìn thấy điều xấu, không nói điều xấu, không nghe những điều xấu và không làm điều xấu (theo triết lý nhà Phật). Đến với K&K Accord, khách hàng sẽ được bảo đảm tuyệt đối về chế độ bảo mật thông tin.
P/V: Ông dự đoán gì về tương lai của nghề thám tử tư?
-Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc K&K Accord
Trong khi nhu cầu thực tế cuộc sống là có, nhưng việc xác định các hoạt động của các dịch vụ thám tử tư nhân, điều tra thông tin cá nhân có thực sự hợp pháp hay không, hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ. Pháp luật cũng chưa có khung pháp lý điều chỉnh cụ thể các hoạt động thám tử tư. Trong khi đó các quy định pháp luật hiện tại về hoạt động nghề thám tử tư này nằm rải rác trong các văn bản dưới luật. Cụ thể, hệ thống mã ngành kinh tế quốc gia có đề cập đến nhóm dịch vụ điều tra và giám sát… Đây chính là những rào cản đối với nghề thám tử tư trong tương lai.
Tuy nhiên tôi vẫn lạc quan cho rằng, với quy luật thị trường, ở đâu có cầu thì ở đó có cung. Chắc chắc nghề thám tử tư sẽ được thừa nhận và phát triển trong tương lai.
P/V: Nhiều ý kiến cho rằng dịch vụ thám tử tư cũng có tác dụng tích cực như đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, do đó cần được Pháp luật thừa nhận. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
– Ông Đinh Nguyễn Quốc Huy, giám đốc K&K Accord:
Tôi cho rằng dịch vụ thám tử tư có tác dụng tích cực như đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, do đó cần được pháp luật thừa nhận.
Phạm Ngọc Minh (thực hiện)